Đầu tư
Xe sử dụng nguyên liệu hoá thạch bị cấm: Bài toán tài chính cho người trẻ?
Đăng ngày 14 Tháng 7 2025

Thực hiện bởi

Mai Hoàng
Product & Operations
Quan tâm tới bài viết
Đăng ký nhận thông báo về các tin tức mới nhất tại MaiMoney
Theo Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/7/2025: Từ 1/7/2026, xe máy chạy xăng sẽ không còn được phép lưu thông trong khu vực Vành đai 1 Hà Nội.
Đây không còn là dự đoán xa vời, mà là đồng hồ đếm ngược thực sự với những ai đang sống, làm việc, di chuyển hằng ngày tại khu vực trung tâm Hà Nội. Nếu bạn đang đi xe máy xăng - thì thời gian "chuyển mình" sang phương tiện xanh (xe điện) đã chính thức bắt đầu.
Đây là một bước chuyển quan trọng nhằm giảm thiểu khí thải, ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng sống tại các đô thị lớn. Không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia cũng đã và đang triển khai chính sách tương tự:
- Pháp: Paris đặt mục tiêu cấm hoàn toàn xe chạy diesel vào năm 2024 và xe xăng vào năm 2030.
- Singapore: thuế cao cho xe nguyên liệu hoá thạch, ưu đãi lớn cho xe điện, và kế hoạch dừng đăng ký xe xăng mới từ 2030.
- Trung Quốc: Bắc Kinh và Thượng Hải đã cấm xe máy xăng tại một số quận trung tâm từ nhiều năm trước.
Chuyển dịch xanh không còn là câu chuyện tương lai - mà là một thực tế đang diễn ra ngay trên từng con phố.
Người dân đô thị đối mặt với điều gì?
Chính sách mới chắc chắn hướng đến mục tiêu tốt đẹp. Nhưng với người dân – đặc biệt là nhóm trẻ tuổi sống tại khu vực trung tâm - đây là một bài toán không dễ.
1. Chi phí chuyển đổi cao: Một chiếc xe máy điện phổ thông có giá từ 20-50 triệu đồng, cao hơn nhiều so với xe cũ đã qua sử dụng. Chưa kể chi phí bảo trì, pin, sạc vẫn còn mơ hồ với số đông.
2. Hạ tầng chưa đồng bộ: Trạm sạc công cộng còn hạn chế. Việc sạc tại nhà (chung cư, nhà trọ) cũng chưa phổ biến, gây lo ngại về tính tiện lợi và an toàn phòng cháy chữa cháy.
3. Tâm lý chưa sẵn sàng: Nhiều người trẻ đang phải đứng giữa nhiều lựa chọn:
- Nên đổi xe luôn hay chờ đến sát hạn?
- Thuê xe điện ngắn hạn hay cố gắng mua mới?
- Cắt giảm chi tiêu hay hoãn các khoản mua sắm lớn khác?
Vấn đề không chỉ là mua xe gì - mà là tiền đâu để mua xe?
Một chiếc xe điện phổ thông hiện nay dao động từ vài triệu tới vài chục triệu, xe cao cấp hơn và ô tô có thể chạm mốc vài trăm triệu hay hàng tỷ đồng.
Với những người trẻ có thu nhập trung bình như 10 triệu/tháng, việc bỏ ra một khoản tiền lớn trong vòng 1 năm là bài toán không dễ - nhưng hoàn toàn có thể giải nếu biết lên kế hoạch sớm và đầu tư hợp lý.
Vậy câu hỏi là: Làm sao để chuẩn bị tài chính thông minh ngay từ bây giờ?
Vậy nếu thu nhập 10 triệu/tháng, nên chuẩn bị tài chính thế nào? <> Hãy bắt đầu từ công thức quản lý tiền phổ biến 5/3/2:

Với mức đầu tư đều đặn 2 triệu đồng mỗi tháng, bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu mua xe máy điện trong khoảng 1 đến 2 năm – miễn là có kế hoạch cụ thể và chọn đúng kênh đầu tư.
Cụ thể, bạn không cần khoản vốn ban đầu nào. Chỉ cần bắt đầu từ tháng này, duy trì mức đầu tư 2 triệu/tháng trong vòng 12 đến 24 tháng, bạn có thể tích lũy được từ 20 đến 50 triệu đồng, tuỳ theo hiệu quả sinh lời của từng kênh đầu tư.
Phân bổ đầu tư gợi ý:

Duy trì đầu tư 2 triệu/tháng đều đặn, bạn hoàn toàn có thể tích lũy:
- ~26-28 triệu sau 1 năm
- ~58-60 triệu sau 2 năm (bao gồm lãi kép theo lợi nhuận kỳ vọng)
Chủ động tài chính hôm nay - vững vàng bước vào tương lai xanh
Chuyển đổi sang xe điện không chỉ là một yêu cầu từ chính sách, mà còn là cơ hội để mỗi cá nhân nhìn lại cách mình quản lý tài chính.
Với kế hoạch đầu tư đều đặn, dù chỉ từ 2 triệu đồng mỗi tháng, bạn hoàn toàn có thể chủ động chuẩn bị cho sự thay đổi này - mà không cần chờ tới “khi buộc phải làm”.