Chương trình “Rủ bạn mới - Nhận quà đôi”

Tham gia ngay

Đầu tư

"Cháy túi" do hiệu ứng trà sữa, làm sao để tránh bẫy tiêu dùng?

Đăng ngày 10 Tháng 7 2024

Viết bởi

Mai Hoàng

Product & Operations


Quan tâm tới bài viết?

Đăng ký nhận thông báo về các tin tức mới nhất tại MaiMoney


Chia sẻ

Không chỉ vì sự tiện lợi, hương vị đa dạng, độc đáo mà còn là những trend về đồ uống, trà sữa đang dần trở thành một thức uống phổ biến và một phần không thể thiếu trong cuộc sống của các bạn trẻ.

Vậy hiệu ứng trà sữa là gì? Là hiệu ứng khiến bạn muốn uống trà sữa nhiều hơn? Là khi bạn luôn trong trạng thái cần “truyền trà sữa” để healing?

Hiệu ứng trà sữa là hành vi tiêu dùng, giải trí nhỏ lẻ có thể dễ dàng khiến bạn rơi vào tình trạng “rỗng túi” bởi những chi tiêu nhỏ lẻ như những ly trà sữa trong cuộc sống thường ngày của bạn. Không chỉ vậy, loại hiệu ứng này còn mang tới những hệ luỵ như lãng phí nguồn tài nguyên, gây nên những tác động tiêu cực tới môi trường.

Giá trị của cốc trà sữa có đang bị hạ thấp không?

Bạn chắc hẳn đã nghe được câu nói “Chỉ cần bỏ ra vài ly trà sữa…” rất nhiều, đặc biệt là đối với những quảng cáo online trên các nền tảng mạng xã hội? Câu nói này liệu có phải chỉ mang tính thu hút sự chú ý của bạn?

Không đâu! Người quảng cáo đang khiến bạn mặc định mặt hàng ấy rẻ hơn và có thể khiến bạn dễ dàng “chốt deal” vì “nó cũng chỉ bằng mấy cốc trà sữa thôi ấy mà”!

Thế nhưng, giá trị của những “cốc trà sữa” có thể khiến nhiều người bất ngờ với những mức giá khá cao của nó.

Với mức giá trung bình phổ biến của một ly trà sữa từ 40.000 - 56.000 đồng ở nhiều hãng đồ uống bình thường; từ 55,000 - 80,000 VND ở các thương hiệu đắt hơn (tuỳ thuộc vào size và topping), nhiều người vô tình coi loại tiêu dùng này là một khoản chi tiêu nhỏ, nhưng họ không nhận ra rằng nó thực sự là một thứ xa xỉ đắt tiền.

Hãy tưởng tượng, với 50,000 VND/cốc trà sữa, một tháng uống trà sữa có thể “ngốn” của bạn khoảng 1,500,000 VND và 18,250,000 VND một năm. Nếu số tiền này được dùng để tiết kiệm, hoặc tiêu vào các nhu cầu thiết thực khác, nó có thể được coi là một “gia tài” không thể xem thường đối với các bạn trẻ, đặc biệt là với GenZ hiện nay.

Liệu bạn có đang chi tiêu quá nhiều cho những tiêu dùng vô hình?

Một trong những lý do khiến “Hiệu ứng trà sữa” có thể dễ dàng qua mắt người tiêu dùng là do mỗi khoản tiền bạn bỏ ra đều nhỏ so với tổng chi tiêu hàng ngày của bạn, nên hầu như không ai ý thức được hệ lụy đằng sau. Những "tiêu dùng nhỏ" bị điều khiển bởi một thế lực vô hình. Mỗi lần chỉ là một khoản nhỏ, nhưng lại tích lũy thành số tiền đáng kể. “Bộ não của con người cũng dường như được lập trình để nhắm mắt làm ngơ trước chi phí nhỏ nhưng lại thường xuyên này”, David Bach, người đồng sáng lập AE Wealth Management cho hay.

IF-AD508_BET_M_20180502162928.jpg
“Vấn đề với tiền bạc không phải là thu nhập quá ít, mà là chi tiêu quá nhiều” - David Bach

Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo là hai nhà khoa học vinh dự nhận giải thưởng Nobel Kinh tế 2019 về chương trình xóa đói giảm nghèo. Qua nghiên cứu và so sánh, họ thấy rằng sở dĩ người dân nghèo là do họ đã rơi vào hết “bẫy tiêu dùng” này đến “bẫy tiêu dùng” khác. Nhiều người nghĩ rằng chi tiêu là tự thưởng cho bản thân. Nhưng trên thực tế, thói quen chi tiêu không hợp lý không chỉ mang đến những hóa đơn dở dang mà còn khiến bạn rơi vào tình trạng lo lắng, hoang mang mỗi khi nhìn vào số dư cuối tháng.

Những món ăn vặt quen thuộc, những món đồ lặt vặt xinh xắn, theo trend... Chúng không phải là nhu yếu phẩm của cuộc sống, mức tiêu dùng đơn lẻ không cao nhưng lại được nhân lên và tích lũy theo thời gian, điều này khiến bạn có thể rơi vào tình trạng “cháy túi” và là một chiếc bẫy khiến giới trẻ có thể sa vào bất kỳ lúc nào!

Gạt bỏ thói quen “healing” ngắn hạn, đâu là cách giúp bạn thoát khỏi chiếc bẫy tiêu dùng?

Trên thực tế, việc “mua, mua và mua” chỉ mang lại niềm vui ngắn hạn, kéo theo đó là cảm giác bức bách và hối hận vì thiếu tiền và tự trách bản thân.

Vì vậy, bạn nên thận trọng với loại “chi phí nhỏ” này, tránh tiêu xài hoang phí vì thói quen “mỗi ngày một ly trà sữa”. Dưới đây sẽ là những giải pháp dành cho bạn:

1. Suy nghĩ thật kỹ trước khi mua

Trong cuốn sách "Lối sống tối giản của người Nhật", tác giả Fumio Sasaki đưa ra tiêu chuẩn mua sắm, đó là hãy tự trả lời ba câu hỏi trước khi mua bất kỳ thứ gì đó: "Tôi thực sự cần nó không?"; "Tôi thường xuyên sử dụng nó không?"; "Vật dụng này có thể thay thế được không?"

Suy nghĩ kỹ những câu hỏi này có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí không cần thiết!

2. Gạt bỏ tâm lý FOMO trong tiêu dùng

Khi nhìn thấy những mặt hàng giảm giá, với hội chứng FOMO bạn sẽ rất nhanh xuống tiền rồi có thể sẽ nhận ra rằng “Chúng có vẻ không hợp với mình" hay “Tại sao mình lại mua món đồ này nhỉ?”. Nhưng với chính sách quen thuộc “hàng giảm giá không thể đổi trả”, tất nhiên bạn cũng không còn lựa chọn nào khác mà giữ chúng lại bên mình.

Thay vì mua nhiều sản phẩm vì giảm giá, nên cân nhắc chọn mua một sản phẩm tốt nhất phục vụ đủ nhu cầu của bản thân và có thể sử dụng lâu dài hơn.

Bớt đi một cốc trà sữa cũng là cách bạn thể hiện sự quan tâm tới môi trường!

Sự phổ biến của trà sữa đang đặt một áp lực không nhỏ lên môi trường sống. Để giữ cho đồ uống luôn tươi ngon, các cửa hàng trà sữa phải duy trì một chuỗi cung ứng lạnh tốn nhiều năng lượng, đồng thời sử dụng lượng lớn các sản phẩm nhựa như hộp đựng, túi đựng và ống hút.

Thêm vào đó, rác thải từ quá trình pha chế trà sữa càng làm tăng những vấn đề môi trường đặc biệt như với các sản phẩm nhựa này rất khó phân hủy và tồn đọng trong môi trường, gây ra vấn nạn “ô nhiễm trắng” nghiêm trọng.

Thay vì trà sữa, hãy thử đầu tư số tiền đó xem?

Doanh nhân nổi tiếng Hồng Kông Tan Kah Kee từng nói: "Hãy tiêu hàng chục triệu đô vào những khoản đáng tiêu và tiết kiệm từng xu vào những thứ không cần thiết. Hãy tiết kiệm tiền khi còn có thể bằng cách ngừng chi tiêu tùy hứng".

Chỉ bằng cách tiêu tiền vào đúng nơi, nó mới có thể tạo ra giá trị mới có thể đảm bảo sự phát triển trong tương lai. Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức tăng trưởng từ tiền trà sữa 50,000 VND/ngày với lợi nhuận hấp dẫn lên đến 8.5%/năm tại MaiMoney, trong vòng 5, 10, 20 năm khi bạn đầu tư tích lũy.

Nếu bạn đầu tư 1 cốc trà sữa.png

Sản phẩm đầu tiên của MaiMoney là MaiGreen có lợi nhuận lên tới 8.5%/năm. MaiGreen kết hợp mô hình tài chính và dự án máy phát điện DCarbon, nhằm đảm bảo sinh lời ổn định và bảo vệ môi trường. “Chỉ từ 2 cốc trà sữa” hay 100,000 VND, bạn có thể bắt đầu tích lũy qua ứng dụng MaiMoney, với khả năng rút nạp linh hoạt và nhận lợi nhuận hàng tháng.

Cùng MaiMoney đầu tư tích lũy một cách dễ dàng và nhanh chóng tại đây nhé!