Sự kiện

"Net-zero" - 7 chữ cái giúp Quán quân Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24 lập nên kỳ tích là gì?

Đăng ngày 14 Tháng 10 2024

Viết bởi

Mai Hoàng

Product & Operations


Quan tâm tới bài viết?

Đăng ký nhận thông báo về các tin tức mới nhất tại MaiMoney


Chia sẻ

Sáng ngày 13/10 vừa qua, với số điểm 220 điểm, nhà leo núi Võ Quang Phú Đức đã trở thành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. 

Ngay từ vòng thi “Khởi động”, Võ Quang Phú Đức đã tạo ấn tượng với khán giả khi đạt trọn 60 điểm. Đến vòng thi “Vượt chướng ngại vật”, Phú Đức đã trả lời chính xác với đáp án là “Net-zero” mà không cần tới bất kỳ gợi ý nào được đưa ra. Theo lý giải của nam sinh Quốc học Huế trong chương trình: “Net-zero là thuật ngữ và cũng là mục tiêu của Việt Nam để phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.” 

Net-Zero - cụm từ “hot” nhất ngày qua là gì? 

Net Zero hay "Phát thải ròng bằng 0", là một mục tiêu môi trường nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính do con người gây ra xuống mức cân bằng với khả năng hấp thụ hoặc loại bỏ khí thải của Trái Đất, đến mức mà tổng lượng khí thải ròng được giảm xuống bằng không. Vấn đề này không chỉ đòi hỏi việc giảm thiểu phát thải từ các nguồn như giao thông, sản xuất công nghiệp và sản xuất điện năng, mà còn bao gồm việc tăng cường khả năng hấp thụ carbon thông qua các biện pháp như trồng rừng mới, bảo tồn rừng, công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon.

Thế giới cần đạt mục tiêu net-zero vào năm 2050 để giữ cho nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5°C, nhằm tránh những hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, và bão mạnh hơn. 

Net-Zero - Thách Thức Hay Cơ Hội Cho Việt Nam?

Tại Hội nghị COP26, Việt Nam cùng gần 150 quốc gia đã cam kết đạt Net-zero (phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. 

Image.png

Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia cùng hơn 100 quốc gia khác trong việc cam kết giảm phát thải khí methane vào năm 2030, so với mức năm 2010. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong 141 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow về bảo vệ rừng và sử dụng đất bền vững, và cùng gần 50 quốc gia khác cam kết chuyển đổi từ điện than sang năng lượng sạch, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu cùng với đó là những cơ hội lớn và những thách thức nhất định cho Việt Nam:

Cơ hội: Đây là lúc Việt Nam có thể phát triển kinh tế theo hướng bền vững và xanh hơn. Bằng cách đầu tư vào năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, và các giải pháp năng lượng tái tạo khác, Việt Nam có thể giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường.

Thách thức: Để làm được điều này, không chỉ cần phát triển nguồn năng lượng mới mà còn phải có giải pháp lưu trữ năng lượng. Ví dụ, khi mặt trời không chiếu sáng hoặc gió không thổi, chúng ta cần hệ thống lưu trữ để dùng năng lượng vào những lúc không có nguồn cung trực tiếp.

Cơ hội nào cho GenZ để đóng góp vào mục tiêu Net-zero?

Theo báo Tài nguyên và Môi trường, để đạt được mục tiêu Net-zero (phát thải ròng bằng 0), Việt Nam cần phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và các nguồn năng lượng sạch khác. Tuy nhiên, việc này cần đi đôi với các giải pháp lưu trữ năng lượng, đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định của hệ thống điện, đặc biệt khi tỷ trọng năng lượng tái tạo ngày càng cao.

Với mục tiêu chung của đất nước và những định hướng phát triển đầu tư vì một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn, MaiGreen được MaiMoney phát triển và đầu tư vào các máy phát điện tái tạo giúp chuyển đổi khí metan tại các trang trại trên khắp Việt Nam thành điện năng. MaiGreen là sản phẩm đầu tư ít rủi ro mang tới thu nhập ổn định cùng mong muốn tốt đẹp hướng tới Net-zero cho tương lai từ chính khoản đầu tư của bạn!

Why_MaiMoney_VIE.png

Khác với tính chất khó lường của cổ phiếu, việc sản xuất điện sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững do đây là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Những điều này khiến MaiGreen trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với những người tìm kiếm lợi nhuận ổn định mà không cần trải qua những biến động thị trường như các loại hình đầu tư khác.

Mức độ rủi ro thấp. Sản xuất điện được xem như một loại tài sản có mức độ rủi ro thấp vì là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, đảm bảo rằng các khoản đầu tư của khách hàng tại MaiMoney đều có nền tảng an toàn và vững chắc.

Đóng góp vào tăng trưởng quốc gia. Đầu tư vào sản xuất điện không chỉ là về sự giàu có tài chính cá nhân; đó là về việc cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Điều này tạo ra những giải pháp mới cho việc sản xuất điện tái tạo và là khoản đầu tư vào tương lai chung của Việt Nam.

"Các bạn Gen-Z, bao gồm cả bản thân mình, đều mong muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, chúng mình đã có tâm lý và góc nhìn quan tâm tới các vấn đề cùng các giá trị xung quanh hơn. Đó là lý do MaiMoney được định hướng cam kết với đầu tư ESG, cung cấp “điểm chạm" tới nhu cầu của các bạn trẻ tại thị trường Việt Nam”, chị Nhi Nguyễn - CEO/Founder MaiMoney chia sẻ.

Mọi thời điểm đều là “thời điểm vàng” để bạn tạo ra những điều ý nghĩa và tích cực hơn tới cộng đồng và chúng tôi tin rằng ngay hôm nay là thời gian thích hợp nhất để bạn có thể bắt đầu xây dựng một tương lai xanh cùng MaiMoney trên hành trình thay đổi thói quen đầu tư hướng tới một giá trị và tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam nhé!